Nhiều người khi nhắc đến cảm giác và cảm xúc thường gộp chung nó thành một. Tuy nhiên, đây là 2 định nghĩa hoàn toàn khác nhau và cần có ranh giới phân biệt rõ ràng. Vậy, cảm xúc và cảm giác khác nhau như thế nào, cùng tham khảo thêm bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất.
Định nghĩa cảm xúc và cảm giác
Dựa vào định nghĩa chung, bạn hoàn toàn có thể phân biệt được cảm xúc và cảm giác khác nhau như thế nào. Cụ thể như sau:
Cảm xúc
Hiểu một cách đơn giản, cảm xúc là một dạng phản ứng vật lý của con người, nó được tạo ra dựa trên sự cảm nhận của bản thân từ một quan điểm, góc nhìn nhất định. Do đó, cảm xúc sẽ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, ví dụ như: vui vẻ, buồn bã, đau đớn, phấn khích, kiêu hãnh, sợ hãi, ghê tởm, khinh bỉ…
Cảm xúc là một dạng phản ứng vật lý của con người
Như vậy, có thể thấy, cảm xúc như một dòng chảy quan trọng trong bản thân mỗi người, mỗi lúc gặp một vấn đề tương ứng với cảm xúc đó thì nó sẽ được thể hiện ra bên ngoài. Trong các nghiên cứu tâm lý, cảm xúc được tạo ra thông qua luân xa xương sống, hay còn gọi là swadhisthana chakra, nó gắn liền với hình ảnh mặt trăng. Do đó, các bệnh lý thường xuất phát từ sự hình thành của các cảm xúc tiêu cực.
>> Đọc vị 8 loại cảm xúc cơ bản của con người
Cảm giác
Khác với cảm xúc, cảm giác lại được tạo ra từ chính trái tim của mỗi con người. Theo Phật giáo, cảm giá thường được hình thành với niềm tin tối cao. Do đó, khi có cảm giác, con người có thể thực hiện một số hành động nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu duy trì bản chất thực sự mà mình đang muốn có được.
Do đó, cảm giác sẽ thiên về những thứ sâu thẳm trong tâm hồn thay vì là biểu hiện của bản ngã hay cái tôi cá nhân như cảm xúc. Cảm giác liên quan đến tâm hồn và nó giúp cho tâm hồn được phát triển trực giác một cách tốt nhất. Theo chiêm tinh học, cảm giác sẽ gắn liền với hình ảnh Sao Thủy và các nguyên tố không khí khác.
Cảm giác xuất phát từ trái tim của mỗi người
Phân biệt giữa cảm xúc và cảm giác
Ngoài định nghĩa thì cảm xúc và cảm giác khác nhau như thế nào. Thực tế, có nhiều điểm để có thể phân biệt được hai trường phái giác quan này. Cụ thể như sau:
Tính đo lường
Cảm xúc là bản chất của tự nhiên do đó có thể đo lường được một cách khách quan thông qua hoạt động của não, lưu lượng máu, dáng vẻ cơ thể hoặc nét mặt. Vì vậy, cảm xúc rất dễ nhìn ra hoặc dự đoán được. Còn cảm giá thì không thể đo lường được bởi nó xuất phát từ trái tim, và không ai chắc chắn có thể đo lường được trái tim một cách chính xác nhất. Và tất nhiên, cảm giác không thể nhìn ra, dự đoán được như cảm xúc.
Tính cộng đồng
Nếu xét theo một nhóm người, một tình huống cụ thể thì sẽ có những cảm xúc khác nhau nhưng cảm giác sẽ giống nhau. Từ đó, suy ra, cảm giác sẽ có tính cộng đồng còn cảm xúc thì không.
Ví dụ, trước một trận đấu bóng đá quyết liệt, tất cả mọi người cùng xem, cùng tận hưởng, đó được gọi là cảm giác. Còn khi phân thắng bại, sẽ có sự vui vẻ phấn khích của đội thắng và sự buồn bã, thất vọng của đội thua, đó gọi là cảm xúc. Như vậy, cảm giác là cái chung còn cảm xúc là cái riêng nếu xét theo yếu tố cộng đồng.
Một số yếu tố khác
Ngoài tính đo lường và tính cộng đồng thì câu trả lời cho cảm xúc và cảm giác khác nhau như thế nào còn nằm ở nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như sau:
– Cảm xúc sẽ được sinh ra từ trong cơ thể, nó được tồn tại thông qua các phản ứng của con người.
– Cảm xúc sẽ gắn liền với thể chất và thể hiện ra bên ngoài. Ví dụ, khi bạn gặp một yếu tố bất ngờ như chạm vào nước nóng, ban đầu là cảm xúc ngạc nhiên rồi đến sợ hãi…
– Cảm giác được hình thành từ ý thức thông qua sự trải nghiệm, niềm tin và tri giác, nó thường do bạn lựa chọn một cách chủ động.
– Việc phản ứng với các tình huống, vấn đề trong xã hội sẽ giúp bạn hiểu được đó là cảm xúc hay cảm giác.
>> Tất tần tật nền tảng lý thuyết của bánh xe cảm xúc
Có nhiều yếu tố để phân biệt giữa cảm xúc và cảm giác
Như vậy, việc phân biệt được cảm xúc và cảm giác sẽ giúp bạn có quyền lựa chọn và cân bằng tâm lý của bản thân, cao hơn là điều chỉnh cuộc sống của bạn một cách tốt nhất.
Đặc biệt, nếu bạn biết cách kết nối cảm xúc và cảm giác với nhau thì có thể giải phóng được con người thật của mình, kiềm chế và loại bỏ được những cảm xúc tiêu cực. Bạn cũng có thể tham khảo thêm khóa học “Nghệ thuật làm chủ cảm xúc” của giảng viên Thạch Ruby trên Unica để biết cách làm chủ cảm xúc của mình tốt hơn.
Tham khảo khóa học “Nghệ thuật làm chủ cảm xúc”
Lộ trình khóa học có 46 bài giảng với thời lượng 04 giờ 32 phút. Nội dung của khóa học bao gồm các phần chính như sau: Các loại cảm xúc của con người, ảnh hưởng của cảm xúc đến cuộc sống, làm chủ cảm xúc cho người bận rộn, làm chủ cảm xúc cho cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con, hóa giải các cảm xúc tiêu cực, hóa giải những mâu thuẫn và bất đồng trong mối quan hệ, thôi miên cho tâm trí bình an.
Khóa học sẽ giúp bạn biết cách kiểm soát cảm xúc của mình, gia tăng cảm xúc tích cực, đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực, từ đó bạn sẽ có được một cuộc sống bình an và hạnh phúc.
Vậy còn chần chừ gì mà không nhanh tay đăng ký để có cơ hội sở hữu khóa học ngay hôm nay bạn nhé !
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC
Qua bài viết mà Unica chia sẻ, chắc chắn bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc cảm xúc và cảm giác khác nhau như thế nào. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để biết cách làm chủ cảm xúc của chính mình.
>> Cách phát triển cảm xúc tích cực đơn giản
Tags:
Quản trị cảm xúc