3 cơ chế cảm xúc quan trọng giúp phát triển não bộ hiệu quả 

0

Cơ chế cảm xúc được xem là nguồn gốc hình thành nên những đức tính của con người thông qua sự phát triển của não bộ. Việc nắm vững cơ chế hoạt động của cảm xúc sẽ giúp não bộ phát triển hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về cơ chế này trong bài viết dưới đây. 

Các cơ chế cảm xúc của con người 

Nhiều nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng, cảm xúc được hình theo một chế nhất định. Trong đó, nghiên cứu của Sigmund Freud được xem là nghiên cứu rõ nét và quan trọng nhất cho cơ chế này. Theo đó, cảm xúc được tồn tại dưới 3 cơ chế sau đây: 

Chuyển dịch (transference)

Chuyển dịch là cơ chế đầu tiên của cảm xúc. Chuyển dịch ở đây có thể được hiểu theo chiều hướng từ tích cực sang tiêu cực hoặc ngược lại. Và việc chuyển dịch sang cảm xúc tiêu cực là do trong suy nghĩ, cảm nhận của con người đang tin rằng, người đối diện đang có những ứng xử tiêu cực đối với mình.

Từ đó, một loại cảm xúc tiêu cực được bộc lộ ra bên ngoài như: không tán thành, chỉ trích, từ chối, thất vọng… Người đối diện có thể nhìn thấy được những cảm xúc này và biểu hiện bằng cảm xúc tương ứng trong họ. 

cơ chế cảm xúc

Chuyển dịch là yếu tố đầu tiên trong cơ chế phát triển của cảm xúc 

Trong cơ chế cảm xúc, người ta thường ưu tiên sự chuyển dịch từ tiêu cực sang tích cực hơi là từ tiêu cực sang tích cực. Bởi những cảm xúc tiêu cực có thể gây nên những phản ứng ngược, khiến đối phương cũng có sự chuyển dịch cảm xúc tương tự như bạn. Tuy nhiên, một số khác lại phản ứng theo chiều hướng xấu hơn là chìm trong sự đau khổ do sự công kích cảm xúc tiêu cực từ bên ngoài. Điều này liên quan đến tâm lý và nội tại cảm xúc của mỗi người. 

Và việc dịch chuyển cảm xúc còn liên quan đến ý thức của con người. Theo đó, sự chuyển dịch cảm xúc sẽ được lặp đi lặp lại với những tình huống tương đồng nhau, và điều này rất khó để có thể sửa đổi. Và càng trải qua nhiều mức độ tâm lý, sự thấu hiểu thì cảm xúc dịch chuyển mới được thay đổi. 

>> Cách phát triển cảm xúc tích cực đơn giản

Phóng chiếu (projection)

Phóng chiếu ở đây được hiểu là những gì chúng ta cảm nhận cảm xúc trong con người mình và thể hiện ra bên ngoài. Thông thường, quá trình phóng chiếu luôn được thể hiện thành thật ra bên ngoài và khó làm giả. Nó thường mang tính cá nhân và chuyển sang cho những người khác. 

Có thể hiểu rõ hơn về cơ chế cảm xúc phóng chiếu thông qua ví dụ như sau: Bạn ghét một người nào đó do đức tính của họ không tốt, và mỗi lần bạn gặp họ bạn sẽ thể hiện sự chán ghét, khinh bỉ. Những dạng cảm xúc này được xem là sự phóng chiếu từ trong con người bạn đến với người đối diện đó. 

3 cơ chế cảm xúc

Phóng chiếu là sự thể hiện cảm xúc ra bên ngoài 

Thông thường, cảm xúc của người nhận được sự phóng chiếu cảm xúc sẽ đối đáp tương ứng với cảm xúc mà bạn tạo ra. Ví dụ, bạn thể hiện sự yêu thích họ cũng sẽ thể hiện sự yêu thích, bạn tức giận họ sẽ khó chịu hoặc nghi ngờ. Hoặc cao hơn, nó có thể hình thành một chuỗi cảm xúc liền mạch với nhau. 

>> Đọc vị 8 loại cảm xúc cơ bản của con người

Đồng nhất hóa (identification)

Cơ chế cuối cùng đó chính là đồng nhất hóa. Cơ chế này được hiểu theo dạng là một xu hướng mang tính vô thức, tác động lên cảm xúc của bạn và tạo nên sự cảm nhân khác biệt cho người được tác động cảm xúc. Đồng nhất hóa cũng được chia thành hai dạng là tiêu cực và tích cực. 

Nếu là đồng nhất hóa tích cực thì thường vô hại bởi nó tạo cho người đối diện có được những cảm xúc an toàn hoặc tốt đẹp hơn. Còn nếu là đồng nhất hóa tiêu cực thì sẽ gây nên những phản ứng không đáng có. Ví dụ, bạn đồng nhất sự tức giận của bản thân với sự khinh bỉ và mất bình tĩnh thì có thể gây nên những hành động mất kiểm soát trong cơ chế cảm xúc. Và điều này thì thực sự không đáng được ưu tiên. 

>> 6 bí kíp vàng giúp bạn chế ngự sự tức giận và làm chủ cảm xúc

Ý nghĩa của các cơ chế trong cảm xúc 

3 cơ chế quan trọng của cảm xúc nêu trên đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc nắm vững 3 cơ chế này sẽ giúp cho việc quản trị, kiểm soát và làm chủ cảm xúc của bản thân tốt hơn. Cụ thể, bạn sẽ biết cách chuyển đổi cảm xúc để làm sao có thể đẩy sang hướng tích cực. 

cơ chế cảm xúc

Bạn sẽ làm chủ bản thân tốt hơn nếu nắm được cơ chế cảm xúc 

Đồng thời, phóng chiếu những cảm xúc phù hợp cho người đối diện, đồng nhất hóa cảm xúc tiêu cực để loại bỏ và tiếp nhận những cảm xúc tích cực nhất. Nhờ vậy, các mối quan hệ được gìn giữ một cách tốt nhất. 

Và nếu bạn đang loay hoay chưa biết được cách kiểm soát cảm xúc của mình như thế nào thông qua các lý thuyết nêu trên thì có thể tham khảo thêm khóa học “Quản trị cảm xúc” của giảng viên Phạm Thành Long trên Unica. 

Qua bài viết trên, chắn chắn bạn đã nắm vững được 3 cơ chế cảm xúc quan trọng nhất trong mỗi người. Hy vọng, với những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho bạn thấu hiểu bản thân và điều chỉnh cảm xúc tốt hơn. 

Tags:
Quản trị cảm xúc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *